Đóng góp khoảng từ 7-8% GDP cả nước và kết nối, lan tỏa với hơn 35 ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế thị trường, tạo hàng triệu việc làm cho xã hội và đang đứng trước nhiều các cơ hội đầu tư mới trong năm 2022, song thị trường bất động sản đang có những dấu hiệu bị “co ngót” do thiếu hụt vốn đầu tư.
Bất động sản chịu tác động khi khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng
Vào cuối tuần vừa qua, trên thị trường bất động sản đã đón nhận một thông tin tích cực đó là tại Hội Nghị phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh và bền vững, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo: "Không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý, nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý nhà nước".
Thực tế, trước khi có chỉ đạo từ Thủ tướng Chính phủ, theo báo cáo thường niên của Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản đã gặp nhiều khó khăn đối với cả doanh nghiệp và nhà đầu tư. Trong quý hai vừa qua đã ghi nhận các giao dịch nhà đất chậm dần và có dấu hiệu chững lại, một phần nguyên nhân được cho là do khó tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng.
Tọa đàm " Khơi thông dòng vốn cho thị trường BĐS Việt Nam" | aquahomestore.vn
Do một số nguyên nhân khiến nhà đất bị chững đã được các chuyên gia chỉ ra đó là từ tháng 4, nên một số ngân hàng báo hết room cho vay với bất động sản. Trong khi đó, theo một số thống kê, khoảng 70% người đi mua nhà đất đều cần tới vay ngân hàng, dù là mua để ở hay đầu tư. Lý do thứ hai là do các tỉnh thành siết bán nhà 2 giá, buộc các giao dịch mua hay bán nhà đất phải kê khai nộp thuế sát giá thị trường, với lợi nhuận của các nhà đầu tư bị giảm sút. Và điều cuối cùng, giá tăng quá cao 1 số nơi, khiến người mua lập tức có đầu hiệu chần chừ. Nhưng việc khó hoặc không tiếp cận được những nguồn vốn ngân hàng vẫn được xem là nguyên nhân chính.
"Cần phải rất cẩn trọng trong việc kiểm soát thu hẹp thị trường tín dụng bất động sản nếu không sẽ khó khăn rất lớn. Hầu hết tài sản thế chấp tại ngân hàng là bất động sản nếu không nó sẽ ngay lập tức tác động tới ngân hàng", TS Lê Xuân Nghĩa là 1 Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia nói.
Phản ứng của những doanh nghiệp bất động sản trước thông tin không siết chặt tín dụng
Trước khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là "Không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý nhà nước", các doanh nghiệp kỳ vọng trong thời gian các tháng cuối năm nay và dòng vốn tín dụng cho bất động sản sẽ được khơi thông và gỡ khó cho thị trường.
Nếu là trước đây, thời gian thực hiện một giao dịch mua bán nhà ở chỉ mất từ 1 - 2 ngày thì sau khi có thông tin kiểm soát tín dụng đã kéo dài đến 10 ngày, vì người mua các nhà đầu tư phải tìm nguồn vốn vay thay thế. Do đó, khi có sự chỉ đạo không siết tín dụng một cách bất hợp lý giúp kỳ vọng hoạt động kinh doanh nửa năm còn lại sẽ khả quan hơn.
Theo nhiều các chuyên gia, xét về nguồn vốn của doanh nghiệp hiện nay rất lớn so với các giai đoạn trước đây. Ngoài ra, nhiều các dự án đang hình thành trong tương lai cũng là dòng vốn lớn mà doanh nghiệp có thể huy động.
Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cho hay, nửa đầu năm thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh đối diện với nhiều những vấn đề thiếu hụt nguồn cung, lệch pha phân khúc và thanh khoản sụt giảm… thì khơi thông tín dụng là rất cần thiết. Để thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Hiệp hội kiến nghị các ngân hàng tiếp tục cho các chủ đầu tư vay, dự án dự án có tính khả thi lẫn cá nhân hoặc gia đình tiếp cận vốn vay.
Ngoài các vốn tín dụng, kênh trái phiếu cũng đóng vai trò khá quan trọng. Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh cũng thống nhất với Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định 153 theo hướng chấn chỉnh và uốn nắn hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu riêng lẻ cũng để làm sạch thị trường trái phiếu.
Ngân hàng tập trung các khoản tín dụng bất động sản cho vay mua nhà
Một số đơn vị ngân hàng cho biết, trường hợp khó tiếp cận vốn vay ngân hàng chỉ diễn ra tại một số ngân hàng đã hết room tín dụng và đặc biệt vào thời điểm cuối quý I. Tuy nhiên, từ đầu tháng 7, nhiều các khách hàng cho biết họ còn thậm chí nhận được điện thoại chào mời các gói vay từ phía ngân hàng.
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, đến thời điểm 31/5, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản là 2,33 triệu tỷ đồng, tăng 12,31% so với cuối năm ngoái. Đây là mức tăng cao và chiếm tỉ trọng hơn 20% trong tổng dư nợ tín dụng chung của nền kinh tế.
Phát triển cân bằng, hài hòa hơn thị trường tài chính, kiến tạo phát triển song vẫn kiểm soát rủi ro, nắn dòng vốn chứ không làm nghẽn, chú trọng điều tiết cung cầu BĐS | aquahomestore.vn
Như vậy, đa số nhiều ngân hàng được hỏi đều cho biết, đối với mảng bất động sản mua để ở, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân việc cho vay đang và vẫn diễn ra bình thường. Còn đối với lĩnh vực cho vay đầu tư các dự án mới, các chuyên gia cho rằng, cần phải phân loại và xem xét cấp vốn đối với những dự án tốt, tính khả thi cao. Bởi nếu tiếp tục thắt chặt việc cho vay không hợp lý sẽ dẫn đến các nguồn cung dự án mới ngày càng khan hiếm, trực tiếp đẩy giá nhà tăng cao.